Chi tiết tin - Xã Triệu Thượng - Triệu Phong

Nhiệt liệt chào mừng huyện Triệu Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì

The selected menu does not exist.
Hình ảnh
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 13
  • Hôm nay 212
  • Tổng truy cập 2.720.318

Cơ cấu kinh tế xã Triệu Thượng

Post date: 03/05/2022

Triệu Thượng là vùng bán sơn địa, được chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng đồng bằng và vùng gò đồi. Trong đó, vùng gò đồi chiếm 73% diện tích tự nhiên toàn xã. Vùng đất này phù hợp trồng cây lâm nghiệp. Vùng đồng bằng được phù sa sông Thạch Hãn bồi đắp, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

1. Nông nghiệp
1.1. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã đạt 760,13 ha.
*Cây lúa:
Năm 2017, tổng diện tích gieo cấy đạt 345,33 ha, năng suất bình quân vụ Đông Xuân 50 tạ/ha, vụ Hè thu  42,5 tạ/ha. Cơ cấu giống chủ yếu là: HC95, Khang Dân, Thiên ưu 8 và các giống khảo nghiệm         
* Màu, cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu các loại:
Trong năm 2017, tổng diện tích gieo trồng là 310.85 ha
- Vụ Đông xuân
+ Ngô: Diện tích trồng 69 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ ha.
+ Sắn: Diện tích trồng 77,2 ha, năng suất bình quân 157,9 tạ/ ha.
+ Ớt: Diện tích trồng 8,7  ha, năng suất bình quân 50 tạ/ ha.
+ Lạc: Diện tích trồng 74,5 ha, năng suất bình quân 18 tạ/ ha.
+ Rau các loại: Diện tích trồng 26,5 ha
- Vụ Hè thu:
+ Lạc: Diện tích trồng 3,2 ha, năng suất bình quân 18 tạ/ ha.
+ Rau các loại 10 ha
1.2. Về chăn nuôi
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/10/2017, tổng đàn gia súc trên địa bàn là 3.800 con, trong đó đàn trâu: 80 con; đàn bò: 1.360 con; đàn lợn: 2361 con; gia cầm, thủy cầm: 31.000 con.
1.3. Kinh tế trang trại, gia trại
Hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng và phát triển được 05 gia trại, 01 trang trại. Tuy nhiên, do giá cả thị trường không ổn định đã gây khó khăn cho việc phát huy hiệu quả cũng như mở rộng quy mô các gia trại, trang trại.
1.4. Về thuỷ sản
Phát huy tiềm năng lợi thế về mặt nước, xã đã chú trọng phát triển nuôi cá hồ, cá lồng, đến nay trên địa bàn xã có 49 ha cá hồ, trong đó chuyên cá 26,5; sen cá 22,5 ha; phát triển 38 lồng cá các loại (25 lồng cá chình, 13 lồng cá trắm, mè).
2. Lâm nghiệp và cây công nghiệp
Với diện tích vùng gò đồi chiếm 73% diện tích đất tự nhiên toàn xã, thời gian qua, xã đã tập trung phát triển mạnh cây công nghiệp, trong đó có cây cao su và trồng rừng. Trong năm 2017, diện tích khai thác rừng là 200 ha, sản lượng 16.000m3. Tổng diện tích cao su trên địa bàn xã là 243,26 ha, đã có 103 ha đến thời kỳ khai thác mũ.
3. Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại dịch vụ
Trong những năm qua ngành nghề, thương mại dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, phù hợp với cơ chế thị trường. UBND xã luôn tích cực vận động nhân dân khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, toàn xã có 78 cơ sở sản xuất CN-TTCN như: nghề mộc, cưa xẻ gỗ, đúc bờ lô, cơ khí...
Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trên địa bàn xã có hơn 170 cơ sở kinh doanh như: ăn uống, dịch vụ cưới hỏi, sửa xe máy, may mặc, cắt tóc, vận tải, xây dựng, buôn bán tạp hóa...
Việc phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, TMDV tuy còn nhỏ lẽ, chưa được mở rộng nhưng đã góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.